Bài học Số 1

Bài học Số 1

Người nghèo làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình.

Chính sự lo ngại là nguyên nhân khiến người ta phải làm việc, họ lo không có đủ tiền, lo phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là cái giá của việc học một nghề nghiệp nào đó, sau đó là phải làm việc vì tiền. Hầu hết mọi người trở thành nô lệ cho tiền bạc… và sau đó họ nổi giận với ông chủ

 

Người nghèo làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình.

Người cha giàu tiếp tục giảng bài học đầu tiên cho tôi. “Bác rất mừng khi con nổi giận vì phải làm việc 10 xu một giờ. Nếu con không tức giận và chấp nhận nó một cách vui vẻ bác sẽ không thể dạy con được. Con thấy đó, việc học thật sự phải mất công sức, phải có sự đam mê và khát khao cháy bỏng. Sự giận dữ là một phần lớn trong công thức đó, vì niềm đam mê là kết hợp của tình yêu và cơn giận. Khi nói đến tiền bạc, hầu hết mọi người đều muốn được an toàn và bảo đảm. Vì vậy, không phải niềm đam mê mà chính sự e ngại sẽ hướng dẫn họ.

 

Nhiều tiền chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề. Hãy nhìn cha con mà xem. Ông ấy làm ra nhiều tiền, nhưng vẫn không thể trả hết các hóa đơn. Hầu hết mọi người được cho tiền chỉ để mắc nợ nhiều hơn mà thôi. Nguyên do vì ở trường, họ chẳng được học gì về tiền bạc cả, vì vậy họ tin rằng phải làm việc để kiếm tiền.”

Nhiều tiền chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề. Hầu hết mọi người được cho tiền chỉ để mắc nợ nhiều hơn mà thôi.

 

“Còn bác không nghĩ vậy à?”

 

“Không, không hẳn thế. Nếu con muốn học để làm việc vì tiền, hãy học ở trường. Còn nếu muốn học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình, bác có thể dạy con, nhưng chỉ khi con thật sự muốn học mà thôi.”

 

“Thế không phải mọi người đều muốn học hay sao?”

 

“Không. Vì học làm việc để có tiền thì dễ hơn rất nhiều, nhất là khi sự e ngại là cảm giác đầu tiên khi nhắc đến tiền bạc.”

 

“Con không hiểu.” Tôi nhăn mặt nói.

Chính sự lo ngại là nguyên nhân khiến người ta phải làm việc, họ lo không có đủ tiền, lo phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là cái giá của việc học một nghề nghiệp nào đó, sau đó là phải làm việc vì tiền. Hầu hết mọi người trở thành nô lệ cho tiền bạc… và sau đó họ nổi giận với ông chủ.”

 

“Học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình là một khóa học hoàn toàn khác hay sao ạ?” Tôi hỏi.

“Nhất định rồi,” người cha giàu nói. “Nhất định là vậy.”

 

Chúng tôi ngồi im đặng một lúc lâu. Giờ này có lẽ các bạn tôi đang bắt đầu trận bóng chày, còn tôi thì đang học những điều mà bạn bè tôi sẽ không học được ở trường.

“Lúc 9 tuổi, con đã được nếm thử cảm giác thế nào là làm việc vì tiền. Chỉ cần nhân một tháng vừa qua cho 50 năm, con sẽ hiểu hầu hết người ta phải làm gì suốt đời.” Người cha giàu nhẹ nhàng nói.

“Con không hiểu…”

“Con cảm thấy thế nào khi phải ngồi chờ bác để được thuê làm việc và để hỏi xin tăng lương?”

“Thật kinh khủng ạ?”

“Nếu con chọn làm việc vì tiền, cuộc sống của con sẽ như thế đấy.” Người cha giàu nói tiếp. “Và con cảm thấy thế nào khi bà Martin trả cho con 30 xu sau ba giờ làm việc?”

“Con cảm thấy không đủ. Có vẻ như nó không là gì cả. Con rất thất vọng.”

“Đó là cảm giác mà hầu hết các nhân viên cảm thấy khi họ nhận tiền lương, nhất là sau khi phải trả thuế và những chi phí khấu trừ. Ít ra thì con cũng được nhận 100% rồi.”

“Bác muốn nói là hầu hết mọi người không được nhận toàn bộ tiền lương sao?” Tôi kinh ngạc hỏi.

“Rất tiếc là không. Chính quyền sẽ lấy phần trước hết bằng các loại thuế. Con phải trả thuế khi con làm ra tiền. Con phải trả thuế khi con tiêu xài tiền. Con phải trả thuế khi con tiết kiệm tiền. Con phải trả thuế ngay cả khi con chết.”

“Sao lại như thế được ạ?” Tôi lúng búng hỏi. Tôi chẳng thích những điều tôi vừa nghe chút nào. Tôi biết cha tôi thường xuyên phàn nàn vì phải trả thuế quá nhiều, nhưng thật sự ông không làm gì cả. Có phải cuộc đời cũng đang xô đẩy ông hay không?

 

Người cha giàu chầm chậm đu đưa chiếc ghế và lặng lẽ nhìn tôi. “Bác đã nói rồi có rất nhiều điều để học. Học cách khiến tiền bạc phải làm việc cho mình là phải học suốt đời. Hầu hết mọi người học đại học trong bốn năm, sau đó không học nữa. Họ đi làm. lãnh lương, cân đối thu chi, và thế thôi. Trên hết, họ vẫn tự hỏi tại sao họ gặp những rắc rối về tiền bạc. Và họ nghĩ rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết được mọi chuyện. Một số rất ít nhận ra rằng chính vì họ không có kiến thức về vấn đề tài chính nên mới nảy sinh các vấn đề khác. Hôm nay bác chỉ muốn xem liệu con có đủ say mê để học về tiền bạc hay không thôi. Hầu hết mọi người đều không có. Họ đến trường, học một nghề gì đó, vui vẻ làm việc và kiếm được nhiều tiền. Một ngày kia họ thức dậy với những rắc rối tài chính khổng lồ và không thể ngưng làm việc được nữa. Đó là cái giá của việc chỉ biết làm việc vì tiền thay vì học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình. Vậy con có còn đủ say mê để học hay không?”

 

Tôi gật đầu.

“Tốt lắm”, người cha giàu nói. “Bây giờ quay lại làm việc đi. Lần này, bác sẽ không trả con đồng nào cả.

Sao ạ?” Tôi kinh ngạc hỏi.

 

“Con nghe rồi đấy. Không trả gì cả. Con vẫn sẽ phải làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy, nhưng lần này con sẽ không được trả 10 xu một giờ nữa. Con nói con muốn học không phải để làm việc vì tiền, do đó bác sẽ không trả con đồng nào hết.

Tôi không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa.

 

“Bác đã nói chuyện này với Mike. Nó đang làm việc, lau bụi và chất các thùng hàng mà không được nhận đồng nào cả. Có lẽ con nên nhanh lên và quay lại làm việc thôi.”

Tôi la lên: “Như thế là không công bằng. Bác phải trả con cái gì chứ!

 

“Con đã nói là con muốn học mà. Nếu con không học bây giờ thì sau này con sẽ giống như các nhân viên của bác, làm việc vì tiền và hy vọng không bị sa thải. Hoặc giống như cha con, kiếm thật nhiều tiền chỉ để nợ nần đến tận cổ, luôn hy vọng nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu đó là những điều con muốn, bác sẽ tiếp tục trả con 10 xu một giờ như lúc đầu. Hoặc con có thể làm những điều mà hầu hết mọi người sẽ làm: phàn nàn là tiền lương quá thấp, nghỉ việc và đi tìm một công việc khác.”

Người cha giàu vỗ đầu tôi và nói tiếp: “Hãy dùng cái này. Nếu con biết dùng cái đầu của mình một cách tốt nhất sau này con sẽ phải cảm ơn bác vì đã cho con một cơ hội, và con sẽ lớn lên thành một người giàu có.”

Tôi đứng đó, không tin nổi vào sự thỏa thuận non nớt của mình. Ban đầu tôi đến đây để đòi tăng lương, còn bây giờ tôi phải tiếp tục làm việc mà không được trả dộng nào cả.

 

***

Trong ba tuần kế tiếp, Mike và tôi làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy mà không được trả công. Công việc không làm tôi bực mình và mọi chuyện cũng dần trở nên dễ dàng hơn. Điều vướng bận còn lại là phải bỏ những trận bóng chày và không thể mua được vài cuốn truyện tranh nữa.

 

Vào buổi trưa của tuần làm việc thứ ba, người cha giàu ghé lại chỗ chúng tôi. Sau khi xem xét những việc đang diễn ra trong cửa hàng, ông bước đến tủ kem lạnh, lấy ra hai cây, trả tiền và ra hiệu cho Mike và tôi cùng ra ngoài đi dạo. Cha Mike đưa kem cho hai đứa tôi và hỏi: “Mọi việc thế nào rồi, hai chàng trai?”

 

“Tốt thôi ạ.” Mike nói. Tôi gật đầu đồng ý.

 

Người cha giàu lại hỏi. “Đã học được gì chưa?” Mike và tôi nhìn nhau, nhún vai và đồng loạt lắc đầu.

Ngày: 21/5/2021 - đăng bởi: QuangPN
QuangPN 05/23/2021 08:34:42 PM

Tag: #Chương 2



:

----------------